Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Vì sao nói vũ trụ đang dãn nở?


Luồng sáng chói mắt bùng lên từ một siêu lân tinh cực xa. Xuyên qua thứ ánh sáng rực rỡ đó, kính thiên văn Hubble đã “nhìn” ra một lực huyền bí nào đó đang tác dụng ngược lại với lực hấp dẫn và đẩy các hệ ngân hà ra xa nhau. Phát hiện này đánh dấu một trong những khám phá có ý nghĩa nhất trong lịch sử về trạng thái tự nhiên của vũ trụ: Nó đang nở rộng.

Siêu lân tinh, một ngôi sao đang bùng nổ, nằm cách cách trái đất khoảng 10 tỷ năm ánh sáng, vật thể xa nhất mà con người từng phát hiện được. Nó phát quang dường như mạnh hơn nhiều so với bình thường và lý giải duy nhất cho hiện tượng này là sự tồn tại của một dạng “năng lượng tối” bí hiểm lan toả trong vũ trụ.
Khái niệm “năng lượng tối”, lực đẩy đã mang các hệ thiên hà ra xa nhau với tốc độ tăng lên không ngừng, lần đầu tiên được Albert Einstein đưa ra và thảo luận vào thế kỷ trước.
Củng cố giả thuyết
Cách đây 3 năm, khi nghiên cứu thứ ánh sáng mờ nhạt không bình thường của một số siêu lân tinh ở xa, các nhà thiên văn đã nhận thấy vũ trụ đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong quá khứ và họ cho rằng sự nở ra đó chỉ bắt đầu gần đây. Người ta đã cố gắng giải thích hiệu ứng tăng tốc này bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả ý tưởng “năng lượng tối”.
Nay, những quan sát mới nhất do Hubble chụp được đã củng cố thêm ý tưởng này. Các nhà khoa học đã có những bằng chứng đầu tiên cho thấy, sau vụ nổ Big Bang, lực hấp dẫn (trọng lực) đã làm chậm lại tốc độ mở rộng của vũ trụ. Và chỉ đến gần đây, năng lượng tối mới chiến thắng sức hút của trọng lực và bắt đầu đẩy các hệ thiên hà ra xa nhau.
“Dường như vũ trụ thể hiện thái độ của một người lái xe vậy. Anh ta giảm tốc độ trước đèn đỏ và sau đó tăng vọt ga khi đèn xanh bật lên”, Adam Riess, Viện Khoa học Thiên văn Không gian Mỹ ví von.


Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking

Stephen Hawking - Bộn óc lớn trong cơ thể teo nhỏ







Nhà bác học huyền thoại Stephen Hawking, không chỉ được kính phục vì trí tuệ uyên bác, tác giả những giả thuyết táo bạo về sự hình thành vũ trụ mà còn được kính trọng vì nghị lực phi thường, vượt qua nỗi đau bệnh tật để vươn lên thành nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới.

Chỉ còn da bọc xương vì bệnh teo cơ, toàn thân tê liệt, bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, cổ ngoẹo về một phía và chỉ cử động được hai ngón tay của bàn tay trái – đó là hình ảnh một trong những nhà thiên văn lớn nhất thời đại Stephen Hawking. Phương tiện thông tin duy nhất là chiếc máy tổng hợp giọng nói do một người bạn thiết kế riêng cho ông, hoạt động bằng cách gõ nhẹ lên các con chữ của chiếc máy tính dính liền vào xe. Mà đối với ông, cái động tác hết sức đơn giản này cũng vô cùng khó khăn. Trong tư thế bất động ấy, bộ não với năng lực sáng tạo mãnh liệt của Hawking không ngừng phiêu lưu trong những giải ngân hà có khoảng cách hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng.
Từ năm 21 tuổi, chàng sinh viên Đại học Oxford đã có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ALS, làm huỷ hoại tuỷ sống và phần não có chức năng điều khiển hoạt động của cơ bắp, loại bệnh hiểm nghèo chưa tìm ra cách chữa mà khi phát hiện chính bác sĩ đã kết luận anh không thể sống quá 2 năm rưỡi nữa. Thế những dường như Trời đã để anh sống để thực hiện nhiệm vụ giải đáp một câu hỏi ngàn đời của nhân loại: Chúng ta từ đâu tới? Thế giới bắt đầu ra sao ? Vũ trụ do đâu mà có ? … Thời gian có “chảy” ngược không? Vì thế, tuy sống trong tình trạng như trên, năm nay đã 67 tuổi, trí tuệ của Hawking vẫn sáng suốt phi thường.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, chàng sinh viên nhỏ con và gầy gò luôn luôn làm cho các thầy lúng túng này đã bị các “lỗ đen” mê hoặc. Đó là các vật thể kỳ lạ, tạo ra do sự tàn lụi của các vì sao. Dùng những phương trình tương đối của Einstein, anh đã chứng minh về mặt toán học là tại trái tim của những lỗ đen, là những “cái kỳ quặc” - những điểm không kích thước, khối lượng rất lớn và do đó sức hút cực mạnh, đến mức không một vật thể nào, kể cả ánh sáng có thể thoát được ra ngoài.
Vượt qua đau đớn thể xác do bệnh tật hành hạ, Hawking vẫn hoàn thành được luận án tiến sĩ về Vũ trụ học mà ông từng đeo đuổi. Bất kể sự tàn tật, trưòng Đại học danh tiếng nhất nước Anh là Cambridge vẫn bổ nhiệm ông làm Trưởng khoa Toán – Lý, một vị trí mà trước đây chính nhà bác học Newton đã từng giữ. Trong quá trình hoạt động khoa học của mình, Hawking đã vượt qua Thuyết tương đối, Cơ học lượng tử, Lý thuyết về Vụ nổ lớn Big-bang (tiếng nổ khai sinh ra vũ trụ) và đã trở thành một “siêu sao” trong bầu trời khoa học, được coi là một trong những nhà vật lý lớn nhất hiện nay kể từ khi Einstein qua đời. Cái tên Stephen Hawking trở nên đồng nghĩa với “lỗ đen”. Toàn bộ những công trình của ông được đánh giá là “chiếc chìa khoá mở cửa vào Vũ trụ”.
Ngoài hoạt động nghiên cứu Hawking còn viết sách. Cuốn “Lược sử thời gian” của ông viết năm 1988 được liệt vào những cuốn sách bán chạy nhất thế giới với tổng số bản in lên tới 10 triệu bản kể cả những bản được dịch ra 40 thứ tiếng, trong đó có bản dịch ra tiếng Việt. Nghĩa là chỉ đứng sau Kinh thánh và một số vở kịch của Shakespeare. “Bộ sưu tầm” những giải thưởng khoa học, học vị “Tiến sĩ danh dự” và các danh hiệu khoa học ông được trao tặng có lẽ phong phú nhất hành tinh.
Luôn muốn phản biện mình
Có thể nói tài năng của Hawking không nở rộ được nhiều đến thế nếu thiếu vai trò của vợ ông, bà Jane Wilde, một cử nhân ngôn ngữ học. Biết rõ căn bệnh hiểm nghèo có thể dẫn đến cái chết bất cứ lúc nào, bà Jane vẫn quyết định lấy ông, mang lại cho ông niềm hy vọng và ý chí để tiếp tục nghiên cứu trong khi sức khoẻ ngày càng tồi tệ. Đến khi Hawking bị liệt hoàn toàn, bà bỏ hết công việc, tình nguyện làm “vú nuôi” để chăm sóc ông 24/24 giờ mỗi ngày.
Thế nhưng sau 25 năm chung sống, họ đã phải chia tay. Bà Jane vốn là một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo nên cảm thấy bị chủ nghĩa vô thần của chồng xúc phạm. Và bà không chịu nổi nữa khi tại một Hội nghị khoa học ở Vatican, trước mặt Đức giáo hoàng, Hawking tuyên bố : “Vũ trụ có thể hoàn toàn tự duy trì, không có bờ bến, không có khởi đầu và kết thúc. Và nếu thật sự như vậy thì làm gì còn chỗ cho Đấng Sáng tạo”.
Sau khi ly dị vợ, Hawking tái hôn với người nữ điều dưỡng đã chăm sóc ông, vốn là vợ cũ của người bạn đã chế ra chiếc máy tổng hợp giọng nói cho ông.
Hawking không bao giờ bảo thủ, khăng khăng bảo vệ những thuyết mình đã đưa ra và đã được không ít người thừa nhận. Đưa ra lý thuyết về lỗ đen những trong suốt 30 năm qua, ông luôn luôn trăn trở, kiểm chứng nó qua thực nghiệm, nhất là khi Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA (Cục Không gian và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ) được phóng lên bầu trời liên tục gửi về Trái đất những kết quả đo đạc mới nhất. Nỗi băn khoăn, dày vó ông đến mất ăn mất ngủ: Điều mình khẳng định có đúng không và đúng đến mức độ nào ?
Với tinh thần khoa học nghiêm túc, ông đã từng thú nhận một sai lầm của mình năm 1985 và đến tháng 7/2004, một lần nữa giới khoa học lại chấn động - ông lại thừa nhận thuyết của mình còn thiếu thuyết phục, khi cho rằng các xoáy đen nuốt chửng vật chất và hình thành khi các ngôi sao bị huỷ diệt, và vật chất đang biến mất qua lỗ đen tới một vũ trụ mới. Ông công khai thừa nhận mình đã không đúng “dù rất tiếc đã làm những nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thất vọng” (vì nhiều cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đã sử dụng ý tưởng này của ông) và đưa ra một hướng tiếp cận khác “tuy không thú vị bằng”, và cho rằng “Lỗ đen không phá huỷ mọi thứ mà nó hút vào, trái lại, nó phát ra vật chất và năng lược dưói dạng bị biến đổi”. Việc bàn luận đúng sai thuộc về các nhà bác học lớn vì chuyên môn quá sâu. Chúng ta chỉ thấy ở đây một tinh thần khoa học trung thực, sẵn sàng phủ nhận chính mình để đi đến những gì mình cảm thấy gần với chân lý khách quan hơn.
Cách đây 12 năm, năm 1997, Stephen Hawking có sang Việt Nam trong một chuyến đi du lịch bình thường, thăm cô con gái nuôi người Việt lúc đó đang học tại trường dành cho trẻ khuyết tật ở làng trẻ em SOS (Hà Nội). Ông dừng lại ba ngày, chơi với cô con gái nuôi, đi trên chiếc xe lăn có người đẩy, đưa con đi mua sắm trên khu phố cổ… Ông dừng lại 3 ngày rồi ra đi, hầu như không ai được biết.

Những mốc thời gian trong đời Stephen Hawking
Ông sinh năm 1942, phát hiện bệnh ALS vào năm 1963.
1965: Cùng với Penrose phát hiện thời gian biến mất trong các lỗ đen. Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ. Cưới Jane.
1974: Công bố công trình về sự tạo thành các hạt trong lỗ đen. Được bầu làm Hội viên Hội Hoàng gia (tức Viện HKLKH) Anh.
1979: Được phong Giáo sư ĐH Cambridge
1985: Hoàn toàn mất tiếng
1988-89: Xuất bản Lược sử Thời gian
1995: Tái hôn
2004: Đưa ra giả thuyết mới về Lỗ đen



Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ


Cổ tích Việt Nam
Ngưu Lang Chức Nữ
Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư . Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải . Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông . Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy . Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâụ Thời bấy giờ, sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả Ngọc Hoàng mới ra lịnh cho làm cầu để Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau . Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu . Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai . Kẻ muốn làm kiểu này , người muốn làm kiểu kia , cãi nhau chí choé . Đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong . Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội mấy phường thợ mộc hoá kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau . Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn . Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ họp lại sửa soạn lên trời bắc cầu Ô Thước. Và gặp nhau, nhớ lại chuyện cũ nên chúng cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh . Ngưu Lang Chức Nữ lên cầu , nhìn xuống thấy một đám đen ngòi lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc , mới ra lịnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu . Từ đó , cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng lông xói xọi.



Cổ tích Trung Quốc

Thất tịch
Trên bầu trời ban đêm về cuối mùa hè người ta nhìn thấy các ngôi sao Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega) rất cao trên bầu trời đêm và người Trung Quốc đã sáng tạo ra câu chuyện tình yêu có nhiều dị bản như sau:
Chàng chăn bò trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (tức sao Altair hay chàng chăn bò, là sao Ngưu Lang) nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ ( tức sao Vega hay nàng tiên dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng (đúng như câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" của lễ giáo phong kiến). Nàng đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu (trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).
Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila-β và -γ).
Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu ("Ô kiều") (phía trên sao Deneb trong chòm sao Cygnus) để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch.



Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
vật chất tối lý thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, tình trạng của những thành phần không nhìn thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những hố đen khối lượng siêu lớn có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà.
Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loãng với mật độ trung bình chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ (1011) thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ có thể quan sát được của chúng ta.
Trái Đất nằm trong một hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà; Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ. Vào các buổi tối mùa hè, từ Trái Đất nhìn vào tâm sẽ thấy một dải các sao thường được gọi là dải Ngân Hà. Tuổi của Ngân Hà được ước lượng vào khoảng 13 tỷ năm, ngoài ra tuổi đời còn được tính bằng số vòng quay của nó.
Thiên hà gần Ngân Hà nhất có tên là thiên hà Andromeda. Các thiên hà ở gần nhau có xu hướng tiến lại gần và sát nhập vào nhau, tạo thành một thiên hà lớn hơn.
Các thiên hà cũng giống như các hành tinh và các hệ hành tinh, chúng cũng tập hợp thành những nhóm gọi là Quần tụ thiên hà. Các Quần tụ thiên hà lại họp lại trở thành Siêu thiên hà...

Mặt trăng























Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.
Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km
[1], tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.
Mặt Trăng là
thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966[1], Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng.
Cho đến nay,
Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil ArmstrongBuzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo, dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

HÀNH TINH THỨ MƯỜI Ở ĐÂU ?

HÀNH TINH THỨ MƯỜI Ở ĐÂU ?







Năm 1781 nhà thiên văn học người Anh Herschel (1738-1822) phát hiện ra Thiên Vương Tinh (Uranus). Sau đó các nhà thiên văn khác trải qua muôn vàn gian khổ mới phát hiện ra thêm Hải Vương Tinh (Neptune) và Diêm Vương Tinh (Pluto). Vậy thì ngoài 9 hành tinh này ra có còn hành tinh nào nữa trong Hệ Mặt Trời mà con người chưa biết đến hay không ?Có người cho rằng Diêm Vương Tinh là biên giới của Thái Dương Hệ rồi, ngoài nó ra sẽ không còn đại hành tinh nào nữa. Có người lại cho rằng bên ngoài Diêm Vương Tinh là một vùng không gian xa lạ cần tiếp tục dò tìm, không nên vội vàng khép kín con đường đi tìm chân trời mới. Các nhà thiên văn gọi hành tinh thứ mười chưa được biết đến này là “hành tinh X”, theo số La Mã là số 10, theo toán học là ẩn số “X” chưa biết, với ý nghĩa là “hành tinh thứ mười chưa được biết đến”.Các nhà thiên văn đã nghĩ ra nhiều phương pháp để suy đoán vị trí của hành tinh X. Ví dụ họ dùng quy luật khoảng cách của các hành tinh để viết thêm một con số 768 ở phía sau dãy số 0; 3; 6; 12; 24; 48; 96; 192; 384. Con số 768 là bội số của 384. Sau đó ta đều cộng thêm 4 rồI chia cho 10 sẽ có được dãy số 0,4; 0,7; 1,0; 1,6; 2,8; 5,2; 10; 19,6; 38,8; 77,2. Trong đó 9 số đầu tiên là khoảng cách tới Mặt Trời đo bằng đơn vị thiên văn của các hành tinh gồm có :sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, tiểu hành tinh, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Diêm Vương, ở đây có ngoại lệ của sao Hải Vương vì nó không phù hợp với dãy số này. Vậy nếu như quy luật khoảng cách của các hành tinh có hiệu nghiệm thì con số 77,2 chính là cự ly của hành tinh X đến Mặt Trời đo bằng đơn vị thiên văn, tương đương với 11 tỷ 500 triệu km, ở rất xa Mặt Trời nên rất khó quan sát để tìm thấy nó. Mặt Trời với sức hút của nó đã giữ được 9 hành tinh và hàng ngàn hàng vạn tiểu hành tinh. Càng xa Mặt Trời sức hút càng yếu, các nhà thiên văn cho rằng sức hút của Mặt Trời có thể đạt tớI 4500 đơn vị thiên văn. Điểm viễn nhật của sao Thiên Vương không quá 49 đơn vị thiên văn, chỉ bằng một phần trăm phạm vi sức hút của Mặt Trời, nếu ở một khoảng mênh mông như vậy ngoài sao Diêm Vương mà không còn một hành tinh nào nữa thì thật là kỳ lạ ?Một mặt khác các nhà thiên văn còn cho rằng đó là hành tinh có quỹ đạo nằm bên trong quỹ đạo sao Thủy, rất gần Mặt Trời. Hơn 100 năm trước có một nhà thiên văn nghiệp dư ở châu Âu tuyên bố rằng ông đã tìm thấy một hành tinh ở phía trong sao Thủy, nhưng về sau các nghiên cứu đã chứng minh đó chỉ là một chấm đen trên bề mặt Mặt Trời.Cho dù hành tinh ở phía trong sao Thủy có tồn tại thì ánh sáng chói lòa của Mặt Trời cũng bao trùm lấy nó làm cho ta rất khó nhìn thấy. Vì vậy các nhà thiên văn thường lợi dụng nhật thực toàn phần để tìm hành tinh phía trong sao Thủy nếu như nó thật sự tồn tại. Ví dụ ngày 7/3/1970 tại Mexico nhật thực toàn phần; ngày 30/6/1973 nhật thực toàn phần tại châu Phi đều có những ảnh chụp những điểm mờ nhạt không rõ ràng, nó nằm ở phía trong quỹ đạo sao Thủy. Nhưng nó là một hành tinh hay một sao chổi?Thậm chí là một vết ố trên bức ảnh? Nếu chỉ dựa vào một bức ảnh để định đoán thì rất khó có một kết luận chính xác.Sau khi phát hiện ra sao Thiên Vương, qua 65 năm mới phát hiện ra sao Hải Vương, rồi lại qua 84 năm nữa mới phát hiện ra sao Diêm Vương. Từ đó đến nay đã là 74 năm, “hành tinh X” chưa tìm thấy nhưng các nhà thiên văn không hề nản lòng. Tất nhiên chưa có ai chứng minh được rằng Hệ Mặt Trời chỉ có 9 hành tinh, nhưng khi nào thì sẽ tìm được hành tinh thứ mười, đây là một trong những câu hỏi lớn mà con người vẫn đang trên đường tìm câu trả lờI để làm sáng tỏ những bí mật mà vũ trụ bao la còn đang giấu kín!!!

Vũ trụ bao la là những điều bí ẩn

Câu1:Vũ trụ bao la tồn tại ngững điều bí ẩn:

Stellarium là phần mềm miễn phí, khắc họa thực tế nhất về bầu trời, tất cả được hiển thị đúng như trên thực tế khi bạn mở GL. Phần mềm này có thể sử dụng trên các hệ điều hành mới như Linux/Unix, Windows và MacOSX. Với Stellarium, bạn sẽ thực sự được ngắm nhìn những gì bạn có thể trông thấy bằng mắt như với ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ.
Không gian rộng lớn của vũ trụ trong Stellarium, bạn sẽ được tận hưởng thỏa thích với việc ngắm nhìn 12.0000 ngôi sao từ Hipparcos Catalogue cùng tên gọi và những thông tin chính xác nhất của những ngôi sao rực rỡ này. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu về những hành tinh và những vệ tinh chính trên thực tế. Điều đặc biệt là bạn còn biết rất chính xác về vị trí của nó cũng như về nhật thực, nguyệt thực hay một mô phỏng về sự vận động của một vật thể trên vũ trụ.
Khám phá Stellarium bạn còn được xem bản vẽ về 88 chòm sao với tên gọi của chúng và mẫu vẽ tưởng tượng của 88 chòm sao, kết cấu của hơn 70 chòm tinh vân (chòm sao Orion, M31…). Với nét nổi bật này, bạn có thể tìm hiểu về những điều bí ẩn của vũ trụ mà không phải vất vả đi tìm kiếm từng tài liệu về các mảng khác nhau thuộc khoa học vũ trụ. Bạn đã tiết kiệm được vô khối thời gian khi sử dụng phần mềm này.
Bạn đừng quên Stellarium còn giúp bạn giải trí! Nó đưa bạn vào thế giới lấp lánh của những ngôi sao. Phần mềm cũng không quên chụp cho bạn những bức ảnh về những ngôi sao và chuyển động của chúng. Mặt khác bạn còn có thể trông thấy cả bề mặt phong cảnh trái đất như mặt đất, sương mù, bản vẽ hình ảnh chùm sao cá hay chuyển động thực tế của khí quyển.
Ngoài ra, được thiết kế với giao diện dễ sử dụng, chế độ hiển thị toàn màn hình, bảng đồ họa dễ sử dụng - Stellarium còn miêu tả cung thiên văn với chế độ hình chiếu vòm 180 độ, mô tả xích đạo như đưa cho bạn một kính thiên văn có chức năng tối đa để có thể ngắm nhìn các hành tinh, vệ tinh và các chòm sao như bạn đang ngắm nhìn chúng bằng kính thiên văn thực sự.
Những chức năng nổi trội này của Stellarium không chỉ đưa bạn lạc vào thế giới huyền ảo của vũ trụ bao la mà nó thực sự còn giúp bạn tìm hiểu về vũ trụ một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. Nó được thiết kế như thật với những chức năng dễ sử dụng nó là lựa chọn hợp lí dành cho bạn và con em bạn khi muốn khám phá kho tàng vô tận của tri thức.

Mặt trời là thiên thể như thế nào?

Mặt trời là thiên thể như thế nào?











Trên Trái đất, hàng ngày chúng ta đều nhìn thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, Mặt trời chiếu sáng Trái đất, mang lại ánh sáng và nhiệt cho chúng ta. Mặt trời là thiên thể trung tâm trong hệ Mặt trời, và cũng là một hành tinh có khoảng cách gần với Trái đất của chúng ta nhất. Khoảng cách trung bình của nó với Trái đất là 149.600.000 km, đường kính là 1,39 triệu km, gấp 109 lần đường kính của Trái đất, thể tích gấp Trái đất 1,3 triệu lần, trọng lượng gấp 330.000 lần so với Trái đất, mật độ bình quân là 1,4 gram/cm3. Mặt trời cũng đang tự chuyển động, chu kỳ tự chuyển động trên vùng quỹ đạo bề mặt Mặt trời là khoảng 25 ngày, càng tiếp cận chu kỳ 2 cực thì thời gian càng dài, ở khu 2 cực là khoảng 35 ngày. Nguyên tố phong phú nhất trên Mặt trời là Hiđro, tiếp đó là Heli, ngoài ra còn có cacbon, oxy và các kim loại khác, gần như là giống các nguyên tố hoá học cấu tạo nên Trái đất, chỉ khác nhau về tỉ lệ. Mặt trời là một quả cầu lớn và rất nóng, tầng ngoài của nó chủ yếu do 3 lớp cấu tạo thành, đó là quang cầu, sắc cầu và quầng sáng bao quanh Mặt trời, những lớp này tạo thành bầu khí quyển của Mặt trời. Thông thường hình tròn của Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy được gọi là quang cầu, nó có độ dày khoảng 500.000 m, ánh sáng Mặt trời chói mắt chính thức là được phát ra từ tầng quang cầu này. Sắc cầu ở bên ngoài quang cầu, là một tầng ở giữa bầu khí quyển Mặt trời, nó có độ cao kéo dài khoảng vài triệu mét, nhiệt độ từ vài ngàn độ C tăng lên tới vài vạn độ C. Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, tia sáng mạnh phát ra từ quang cầu bị Mặt trăng che khuất, chúng ta sẽ nhìn thấy tầng khí có màu đỏ tối này, vì vậy người ta gọi tầng này là tầng sắc cầu hay sắc cầu. Quầng sáng bao quanh Mặt trời là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt trời, tầng này có thể kéo dài bằng vài lần bán kính Mặt trời, thậm chí có lúc còn xa hơn thế. Nó được cấu thành chủ yếu từ các nguyên tử điện ly cao và các điện tử tự do, mật độ rất thưa thớt. Tầng trong của quầng sáng bao quanh Mặt trời còn gọi là nội miên có nhiệt độ tới một triệu độ C. Độ lớn và hình dạng của quầng sáng bao quanh Mặt trời có liên quan tới các hoạt động của Mặt trời. Mặt trời hoạt động với chu kỳ lớn, quầng sáng bao quanh Mặt trời có hình tròn, hoạt động nhỏ. Quầng sáng bao quanh Mặt trời teo nhỏ lại ở 2 cực Mặt trời. Độ sáng của nội miện bằng khoảng 1/1.000.000 độ sáng của quang cầu, nó bằng với ánh sáng Mặt trăng vào các tối ngày 15, 16 âm lịch. Trước đây khi các nhà thiên văn học quan sát các sắc cầu thì ngoài việc quan sát ánh sáng đơn sắc thông thường, họ còn có thể quan sát thời gian nhật thực toàn phần, còn khi quan sát quầng sáng Mặt trời thì trước đây chỉ có thể quan sát khi nhật thực toàn phần, nhưng hiện nay có thể dùng “máy nhật miện” để thường xuyên quan sát. Vài năm gần đây, việc quan sát bằng vệ tinh nhân tạo đã chứng tỏ rằng khí thể quầng sáng bao quanh Mặt trời đang không ngừng khuếch tán ra bên ngoài do nhiệt độ tăng cao, các dòng hạt phun ra hình thành nên gió Mặt trời. Ngoài ra, ở bên ngoài rìa Mặt trời còn có lớp khí phát ra ánh sáng màu hồng giống như ngọn đuốc, đây gọi là tai lửa Mặt trời. Có lúc nó phóng xạ ra với tốc độ rất lớn, có thể đạt tới tốc độ cao vài trăm ngàn kilômét, sau đó lại rơi xuống tầng sắc cầu. Số lần xuất hiện của sắc nhĩ bằng với hắc tử, mỗi chu kỳ khoảng 11 năm. Bình thường chúng ta không nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ có các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng sắc cầu hoặc kính phản ánh sáng hay khi nhật thực toàn phần thì mới có thể nhìn thấy nó được.

Người theo dõi