Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

HÀNH TINH THỨ MƯỜI Ở ĐÂU ?

HÀNH TINH THỨ MƯỜI Ở ĐÂU ?







Năm 1781 nhà thiên văn học người Anh Herschel (1738-1822) phát hiện ra Thiên Vương Tinh (Uranus). Sau đó các nhà thiên văn khác trải qua muôn vàn gian khổ mới phát hiện ra thêm Hải Vương Tinh (Neptune) và Diêm Vương Tinh (Pluto). Vậy thì ngoài 9 hành tinh này ra có còn hành tinh nào nữa trong Hệ Mặt Trời mà con người chưa biết đến hay không ?Có người cho rằng Diêm Vương Tinh là biên giới của Thái Dương Hệ rồi, ngoài nó ra sẽ không còn đại hành tinh nào nữa. Có người lại cho rằng bên ngoài Diêm Vương Tinh là một vùng không gian xa lạ cần tiếp tục dò tìm, không nên vội vàng khép kín con đường đi tìm chân trời mới. Các nhà thiên văn gọi hành tinh thứ mười chưa được biết đến này là “hành tinh X”, theo số La Mã là số 10, theo toán học là ẩn số “X” chưa biết, với ý nghĩa là “hành tinh thứ mười chưa được biết đến”.Các nhà thiên văn đã nghĩ ra nhiều phương pháp để suy đoán vị trí của hành tinh X. Ví dụ họ dùng quy luật khoảng cách của các hành tinh để viết thêm một con số 768 ở phía sau dãy số 0; 3; 6; 12; 24; 48; 96; 192; 384. Con số 768 là bội số của 384. Sau đó ta đều cộng thêm 4 rồI chia cho 10 sẽ có được dãy số 0,4; 0,7; 1,0; 1,6; 2,8; 5,2; 10; 19,6; 38,8; 77,2. Trong đó 9 số đầu tiên là khoảng cách tới Mặt Trời đo bằng đơn vị thiên văn của các hành tinh gồm có :sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, tiểu hành tinh, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Diêm Vương, ở đây có ngoại lệ của sao Hải Vương vì nó không phù hợp với dãy số này. Vậy nếu như quy luật khoảng cách của các hành tinh có hiệu nghiệm thì con số 77,2 chính là cự ly của hành tinh X đến Mặt Trời đo bằng đơn vị thiên văn, tương đương với 11 tỷ 500 triệu km, ở rất xa Mặt Trời nên rất khó quan sát để tìm thấy nó. Mặt Trời với sức hút của nó đã giữ được 9 hành tinh và hàng ngàn hàng vạn tiểu hành tinh. Càng xa Mặt Trời sức hút càng yếu, các nhà thiên văn cho rằng sức hút của Mặt Trời có thể đạt tớI 4500 đơn vị thiên văn. Điểm viễn nhật của sao Thiên Vương không quá 49 đơn vị thiên văn, chỉ bằng một phần trăm phạm vi sức hút của Mặt Trời, nếu ở một khoảng mênh mông như vậy ngoài sao Diêm Vương mà không còn một hành tinh nào nữa thì thật là kỳ lạ ?Một mặt khác các nhà thiên văn còn cho rằng đó là hành tinh có quỹ đạo nằm bên trong quỹ đạo sao Thủy, rất gần Mặt Trời. Hơn 100 năm trước có một nhà thiên văn nghiệp dư ở châu Âu tuyên bố rằng ông đã tìm thấy một hành tinh ở phía trong sao Thủy, nhưng về sau các nghiên cứu đã chứng minh đó chỉ là một chấm đen trên bề mặt Mặt Trời.Cho dù hành tinh ở phía trong sao Thủy có tồn tại thì ánh sáng chói lòa của Mặt Trời cũng bao trùm lấy nó làm cho ta rất khó nhìn thấy. Vì vậy các nhà thiên văn thường lợi dụng nhật thực toàn phần để tìm hành tinh phía trong sao Thủy nếu như nó thật sự tồn tại. Ví dụ ngày 7/3/1970 tại Mexico nhật thực toàn phần; ngày 30/6/1973 nhật thực toàn phần tại châu Phi đều có những ảnh chụp những điểm mờ nhạt không rõ ràng, nó nằm ở phía trong quỹ đạo sao Thủy. Nhưng nó là một hành tinh hay một sao chổi?Thậm chí là một vết ố trên bức ảnh? Nếu chỉ dựa vào một bức ảnh để định đoán thì rất khó có một kết luận chính xác.Sau khi phát hiện ra sao Thiên Vương, qua 65 năm mới phát hiện ra sao Hải Vương, rồi lại qua 84 năm nữa mới phát hiện ra sao Diêm Vương. Từ đó đến nay đã là 74 năm, “hành tinh X” chưa tìm thấy nhưng các nhà thiên văn không hề nản lòng. Tất nhiên chưa có ai chứng minh được rằng Hệ Mặt Trời chỉ có 9 hành tinh, nhưng khi nào thì sẽ tìm được hành tinh thứ mười, đây là một trong những câu hỏi lớn mà con người vẫn đang trên đường tìm câu trả lờI để làm sáng tỏ những bí mật mà vũ trụ bao la còn đang giấu kín!!!

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi